Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

quạt công nghiệp bán ở tại huyện nhà bè , mua quat cong nghiep huyen nha be báo giá rẻ

 

Hội thảo giới thiệu mô hình điểm “Hộ gia đình tiết kiệm năng lượng”

  Ngày 26/3/2013, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN Trà Vinh phối hợp với Phòng Công thương, Hội Liên hiệp phụ nữ và Điện Lực huyện Châu Thành tổ chức Hội thảo giới thiệu mô hình điểm “Hộ gia đình tiết kiệm năng lượng trên địa bàn huyện Châu Thành.

Dự hội thảo có trên 70 đại biểu là đại diện Lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ, Phòng Công thương, Điện lực, hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, các hội viên Hội LHPN và 11 hộ gia đình đăng ký tham gia mô hình điểm “Hộ gia đình tiết kiệm năng lượng” trên địa bàn huyện Châu Thành. Việc tổ chức Hội thảo này là nhằm tuyên truyền phát động mọi tầng lớp nhân dân chung tay thực hiện tiết kiệm năng lượng bằng những việc làm thiết thực, đồng thời hướng dẫn các hộ gia đình hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sinh hoạt và đời sống.

Nhân dịp này, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN Trà Vinh cùng với các đơn vị phối hợp đã cấp phát miễn phí 120 bộ đèn Compact tiết kiệm điện năng, trị giá gần 5 triệu đồng, đồng thời cấp phát kinh phí hỗ trợ cho các hộ tham gia mô hình (1.000.000 đồng/hộ) từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả năm 2012. Song song đó, Trung tâm Khuyến công còn vận động mạnh thường quân trao tặng 15 phần quà, mỗi phần là 10 kg gạo cho 15 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Cũng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả năm 2012, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN Trà Vinh đã tổ chức 07 cuộc hội thảo giới thiệu mô hình điểm “Hộ gia đình tiết kiệm năng lượng” tại TP. Trà Vinh và các huyện như: Càng Long, Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang, Cầu Kè và Tiểu Cần. Qua đây, cho thấy được việc xây dựng và phát động mô hình điểm “Hộ gia đình tiết kiệm năng lượng” là một trong những nhiệm vụ chính của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN Trà Vinh, giúp người dân nâng cao nhận thức trong việc sử dụng năng lượng, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho con người và hướng đến xã hội phát triển bền vững./.

Kim Xuyến – Trung tâm Khuyến công tỉnh Trà Vinh

Giao ban trực tuyến công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại năm 2012

Ngày 30/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 127/TƯ đã tổ chức giao ban trực tuyến công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và triển khai công tác năm 2013. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng – Trưởng Ban Chỉ đạo 127/TƯ chủ trì buổi làm việc

Gia tăng cả về số vụ và giá trị vi phạm

Tại buổi giao ban, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú – Phó Ban Chỉ đạo 127/TƯ đã báo cáo tóm tắt về công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại năm 2012. Theo đó, năm 2012 các lực lượng chức năng đã xử lý 272.158 vụ vi phạm (tăng 68.566 vụ); xử phạt và tịch thu hàng hóa trị giá 8.310,5 tỷ đồng (tăng 2.896,7 tỷ đồng).
Năm 2012, các lực lượng chức năng đã phát hiện 31.389 vụ buôn lậu, vận chuyển hàng cầm, hàng nhập lậu với trị giá 440,7 tỷ đồng. Đối với lĩnh vực sản xuất buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, đã phát hiện, xử lý 11.284 vụ, trị giá 121.64 tỷ đồng. Theo nhận định, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phậm sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra phức tạp, Hàng hóa có thương hiêu, uy tín được người tiêu dùng ưa chuộng thì ngay lập tức có hàng giả. Hàng giả không chỉ được sản xuất trong nước mà còn được nhập từ nước ngoài bằng cả đường chính ngạch và tiểu ngạch.
Tình hình gian lận thương mại, vi phạm an toàn thực phẩm có biểu hiện tăng mạnh và diễn biên nghiêm trọng. Năm 2012, đã phát hiện, xử lý 62.065 vụ, trị giá vi phạm 406,72 tỷ đồng. Gian lận trong khai báo Hải quan tiếp tục diễn ra, phổ biến vẫn là lợi dụng kẽ hở của cơ chế, chính sách, v.v…Trong khi đó, hiện tượng sử dụng hóa chất, chất cấm, chất phụ gia gia và chế biến nông sản, thực phẩm trái quy định tăng lên rõ rệt tại các trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không giấy chứng nhận kiểm dịch, trốn tránh kiểm dịch vẫn còn xảy ra.
Tăng cường phối hợp của các lực lượng
Một điều đáng ghi nhận trong công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trong năm 2012 là sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng liên quan. Với vai trò của mình, Ban Chỉ đạo 127/TƯ trong năm 2012 bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ đã triển khai nhiều hoạt động, đạt được nhiều kết quả, góp phần thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ. Ngoài việc ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, Ban Chỉ đạo 127/TƯ đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành đối với các mặt hàng có những vấn đề nổi cộm và gây bức xúc dư luận như: chất lượng xăng dầu, vấn đề cháy nổ xe cơ giới, các sai phạm trong kinh doanh khí hóa lỏng, v.v…
Trong công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, các lực lượng: Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường, Cục An toàn thực phẩm đã đóng vai trò then chốt với nhiều hình thức hoạt động hiệu quả.
Tạm nhập tái xuất là vấn đề nổi cộm trong năm 2012 khi nhiều đối tượng lợi dụng chính sách của Nhà nước để kinh doanh trái phép. Lực lượng Hải quan đã phát hiện các đường dây lợi dụng loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có giá trị lớn, có tổ chức; Xác lập chuyên án, điều tra làm rõ các vi phạm đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến loại hình hoạt động này, đặc biệt là đối với các mặt hàng nhạy cảm như: xăng dầu, thuốc lá, đường kính, v.v…
Đối với Bộ đội Biên phòng, ngoài công tác đấu tranh chống buôn lậu, công tác tuyên truyền cũng được chú trọng. Các lực lượng Bộ đội Biên phòng đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân ở vùng biên giới, vùng biển không tham gia, tiếp tay cho buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu bằng nhiều hình thức: Thông qua Trưởng thôn (bản), cán bộ Biên phòng tăng cường ở các xã, các tổ chức chính trị xã hội, v.v… Nội dung tuyên truyền tập trung vào chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các thủ đoạn của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại từ đó nâng cao nhận thức ở người dân.
Đánh giá chung cho thấy, năm 2012, trên cơ sở định hướng của Ban Chỉ đạo 127/TƯ, các lực lượng chức năng đã tích cực triển khai các giải pháp, kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, đồng thời phối hợp xử lý các vấn đề nổi cộm mà người dân quan tâm. Hoạt động phối hợp giữa các lực lượng chức năng có bước chuyển biến, hiệu quả hơn theo từng chủ đề. Nhiều vụ việc, nhiều nội dung kiểm tra, kiểm soát có sự tham gia, vào cuộc của nhiều lực lượng.

Đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động trong năm 2013

Trong năm 2013, để tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, bên cạnh việc thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, công tác dự báo, nắm chắc diễn biến của thị trường, hàng hóa – giá cả, nhất là các hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu xảy ra là hết sức quan trọng.

Đồng thời, đẩy mạnh tập trung kiểm tra, kiểm soát tại các tuyến biên giới Việt – Trung, Việt – Lào, Việt Nam – Campuchia, các tuyến biên giới biển, các tuyến địa bàn trọng điểm… với các mặt hàng buôn lậu trọng điểm, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2013, nhất là dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.

Phát biểu tổng kết giao ban trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng – Trưởng Ban Chỉ đạo 127/TƯ cho biết, về cơ bản nhất trí với báo cáo công tác năm 2012 đồng thời biểu dương những thành tích đã đạt được. Ban Chỉ đạo 127/TƯ đã bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, v.v…

Song, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục và Ban Chỉ đạo 127/TƯ cần phát huy những kết quả đạt được để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 2013, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng. Do đó, cần tập trung các biện pháp quyết liệt, thực hiện công tác kiểm soát thị trường, kiểm soát giá.

Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác dự báo để nắm chắc thị trường, chỉ đạo kịp thời ứng phó với các tình huống xấu xảy ra. Việc tuyên truyền giáo dục đến người dân cần phải trở thành ý thức thường trực, thành phong trào rộng khắp toàn xã hội. Giữa các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan ban ngành liên quan. Bên cạnh đó, cũng cần ra soát, sửa đổi, xây dựng mới khung pháp lý để đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Tại buổi giao ban cũng đã tiến hành công tác thi đua khen thưởng năm 2012 cho các tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại năm 2012.

 
Nguồn:moit. gov.vn

Mũ bảo hiểm xe máy và những điều cần quan tâm.

Tai nạn giao thông ở nước ta nói chung và ở Hà Nam nói riêng đang là vấn đề cấp bách và nóng bỏng, được mọi người và toàn xã hội quan tâm. Tai nạn giao thông đang từng giờ, từng phút rình rập mọi người, mọi nhà.
Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông là điều hết sức cấn thiết. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe máy chính là sử dụng mũ bảo hiểm xe máy có chất lượng và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế chất luợng mũ bảo hiển xe máy hiện hành đang ở mức báo động, cần có sự vào cuộc chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Hiện nay trên thị trường, mũ bảo hiểm (MBH) được kinh doanh tràn lan với đa dạng chủng loại, của nhiều nhà sản xuất trong nước, nhập khẩu, nhập lậu với nhiều mẫu mã , kiểu dáng. Do đó, việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm đang lưu hành trên thị trường hiện nay gặp rất nhiều khó khăn.

Đi ngoài đường, chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều người điều khiển và người ngồi sau xe máy đội mũ bảo hiểm thời trang, nhiều họa tiết, thậm chí có thêm vành mũ che mưa nắng, có những loại mũ được phủ bên ngoài là vải hoặc da. Người ta đua nhau mua và đội chỉ vì nó rẻ, nó thời trang, nó gây ấn tượng đối với người khác, còn chất lượng đến đâu, có bảo vệ được người sử dụng hay không thì chẳng ai quan tâm. Người tiêu dùng thường bỏ qua các tiêu chí đơn giản để phân biệt một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Họ vô tình quên rằng cấu tạo một chiếc mũ bảo hiểm có ba phần chính: lớp nhựa ngoài cùng, lớp xốp phía trong và quai đeo. Khi có va chạm, lớp vỏ nhựa ngoài cùng có tác dụng làm phân tán lực (co giãn); lớp xốp bên trong tiếp tục phân tán và hấp thụ những xung động sau khi đã bị phân tán vẫn xuyên qua lớp vỏ nhựa, giảm chúng xuống còn tối thiểu để không gây chấn thương cho đầu, sọ não. Vì thế, lớp nhựa ngoài càng nhẵn bóng, tròn và không có các vật cản như vành mũ nhựa, vải, đinh tán nhô ra ngoài… thì lực càng phân tán tốt, không tập trung vào trọng điểm. Bên cạnh đó, quai mũ chắc chắn, có khóa cài cẩn thận cũng là một yếu tố quan trọng để giúp mũ cố định vị trí khi có lực va chạm…

Đứng trước những biến tấu và chất lượng không đảm bảo của những chiếc MBH đang được bày bán tràn lan trên thị trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng, đòi hỏi phải có sự quyết tâm vào cuộc của tất cả mọi người, các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt, là ý thức của các đối tượng trực tiếp tham gia giao thông. Bên cạnh việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và các hệ thống cảnh báo giao thông đảm bảo chất lượng thì các phương tiện tham gia giao thông, người tham gia giao thông cần nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên tất cả các tuyến đường theo quy định của Chính phủ đã được 90% người tham gia giao thông chấp hành, nhưng có tới 70% trong số đó là sử dụng mũ giả, mũ kém chất lượng. Việc sử dụng mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng tham gia giao thông khi tai nạn giao thông xảy ra thường gây hậu quả khá nghiêm trọng về người, tài sản của người tham gia giao thông vì chất lượng mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng.

Nhận thấy được thực trạng trên, trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm trên toàn quốc, đặc biệt, ngày 08/3/2013 Thủ tướng Chính phủ đã cóChỉ thị số 04/CT-TTg về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, Sau khi nhận được Chỉ thị của Thủ tướng chính Phủ cũng trong ngày 08/3/2013, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hà Nam đã có công văn số 62/QLTT vềviệc tăng cường kiểm tra mặt hàng mũ bảo hiểm,chỉ đạo các đội QLTT trực thuộc điều tra, thống kê, kiểm tra các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm trên địa bàn quản lý. Sáng ngày 14/3/2013 toàn lực lượng đã ra quân kiểm tra các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm. Ngoài mục đích phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý những trường hợp vi phạm trong kinh doanh mũ bảo hiểm thì cuộc ra quân lần này còn có ý nghĩa tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm và đặc biệt là làm cho người dân hiểu và không sử dụng mũ bảo hiểm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mũ giả, mũ không đảm bảo chất lượng gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mình và người thân.
Kết quả kiểm tra từ ngày 14/3 đến ngày 15/3/2013 Chi cục QLTT đã kiểm tra 16 cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm xe máy, phát hiện 09 cơ sở vi phạm, tịch thu và tạm giữ 157 chiếc có dấu hiệu vi phạm chờ xử lý..

Hi vọng rằng sau những nỗ lực của các cơ quan chức năng thì thị trường mũ bảo hiểm trên toàn quốc cũng như trên địa bàn tỉnh Hà Nam sớm có những tín hiệu khả quan, đóng góp một phần quan trọng vào việc xây dựng một thị trường lành mạnh.

Nguồn:Sở Công Thương tỉnh Hà Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét