Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

quạt công nghiệp bán ở tại huyện cần giờ , mua quat cong nghiep huyen can gio báo giá rẻ

 

Sản xuất công nghiệp quý I: Tín hiệu tốt cho sự phục hồi

  Ngày 01/04/2013, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 3 nhằm tổng kết tình hình hoạt động ngành Công Thương quý I năm 2013. Nhiều tín hiệu tốt và khả quan từ tình hình sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới, việc điều chỉnh giá xăng dầu và nguồn cung cấp điện là những vấn đề trọng tâm được quan tâm nhiều nhất.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, quý I năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,9%. Trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,1%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,4%, sản xuất và phân phối điện tăng 8,5%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,5%.

Tính đến hết tháng 2 năm 2013, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,1% so với mức tăng của cùng kỳ, trong đó tăng chủ yếu ở nhóm hàng chế biến thuỷ sản, bơ, sữa, đồ uống, đồ điện tử, sản xuất trang phục, sản xuất da, dệt và nhóm hàng hoá chất, mỹ phẩm, xà phòng chất tẩy rửa... Những nhóm hàng có chỉ số tiêu thụ giảm so với cùng kỳ là giấy nhăn và bao bì, vật liệu xây dựng, sản xuất gang, thép, sắt, xe có động cơ, thiết bị điện, bàn ghế giường tủ.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tình hình sản xuất công nghiệp trong những tháng tới sẽ khả quan hơn với các yếu tố như: Bắt đầu từ tháng 2, các doanh nghiệp trong nước có xu hướng gia tăng nhập khẩu nguyên vật liệu, đây có thể coi là tín hiệu tốt cho sự hồi phục của sản xuất; Nhiều sản phẩm như: sản xuất điện, sản xuất hàng thiết bị điện, điện lạnh, sản xuất đồ uống... mức tiêu thụ tăng khi bắt đầu bước vào mùa hè, dẫn đến sản xuất tăng; Các chính sách hỗ trợ của nhà nước bắt đầu có tác dụng sẽ là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của thị trường các mặt hàng vật liệu xây dựng, sắt thép, xi măng, đá, cát sỏi, v.v... Các nhóm hàng dệt may, da giầy, linh kiện điện tử đã có đơn hàng ổn định, nhu cầu khách hàng vẫn tăng... là những yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.

Xuất nhập khẩu đạt kết quả tích cực

Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) quý I năm 2013 ước đạt 29,68 tỉ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2012 (tương đương với tăng 4,88 tỷ USD), trong đó KNXK của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 10,4 tỷ USD, chiếm 35% tổng KNXK của cả nước, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái; KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 19,25 tỷ USD, chiếm 65% tổng KNXK của cả nước, tăng 25,6%, nếu không kể dầu thô KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,36 tỷ USD tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong đó, Nhóm hàng nông lâm thủy sản quý I năm 2013 xuất khẩu ước đạt 4,7 tỷ USD, chiếm 15,8% trong tổng KNXK, giảm 0,3% so với cùng kỳ tương đương với giảm 16 triệu USD. Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản quý I năm 2013 ước đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 8,8% trong tổng KNXK, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2012, tương đương với tăng 32 triệu USD. Nhóm hàng công nghiệp chế biến quý I năm 2013 ước đạt gần 20,7 tỷ USD, chiếm 69,7% trong tổng KNXK, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2012, tương đương với tăng hơn 4,9 tỷ USD.

Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá quý I năm 2013 ước đạt 29,2 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16,1 tỷ USD, tăng 25,5%, chiếm tỷ trọng 55,5% tổng KNNK cả nước; Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt hơn 13 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 44,5% tổng KNNK cả nước, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2011. Nhập khẩu hàng hoá quý I năm 2013 của nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 15,2% so với cùng kỳ, chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng cần nhập khẩu, là nguyên liệu cho sản xuất. Những mặt hàng tính được về lượng nhập khẩu tăng cao là hạt điều, dầu thô, phân bón các loại, bông các loại, giấy các loại, kim loại thường, ô tô nguyên chiếc các loại.

Về cán cân thương mại: Tháng 3 nhập siêu khoảng 300 triệu USD, tính chung cả quý I xuất siêu 482 triệu USD, trong đó, khối các doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 2,6 tỷ USD, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 3,1 tỷ USD.

Trả lời các câu hỏi của báo chí về vấn đề trên, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh: trong bối cảnh hiện nay, xu hướng tăng nhập khẩu có thể xem là yếu tố phục hồi sản xuất, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu về giảm dần nhập siêu, các biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu vẫn cần được duy trì. Liên quan đến vấn đề xuất khẩu gạo, ông Hải cũng cho biết, Bộ Công Thương đang có hướng kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy hoạch đầu mối xuất khẩu gạo thay cho việc ấn định số lượng, đồng thời quy định bằng biện pháp kỹ thuật. Bộ Công Thương sẽ chủ trương thực hiện biện pháp nâng cao năng lực của thương nhân xuất khẩu gạo bằng các biện pháp kỹ thuật như: địa bàn hoạt động, kho chứa, điều kiện cơ sở xay xát, v.v…. Các thương nhân sẽ được cấp phép xuất khẩu gạo khi đáp ứng đủ các điều kiện trên.

Xung quanh việc điều chỉnh giá xăng dầu, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước cho biết: “Không có chuyện để chống buôn lậu xăng dầu trong nước qua biên giới nên tăng giá xăng. Tùy vào tình hình kinh tế xã hội trong nước để có sự điều hành về kinh doanh xăng dầu”.

Theo ông Quyền, trong tháng 02 năm 2013, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã kiến nghị tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước do giá dầu thế giới thời gian trước có chiều hướng tăng khiến cho giá bán lẻ xăng dầu trong nước hiện hành thấp hơn giá cơ sở và thấp hơn giá bán lẻ xăng dầu của một số nước trong khu vực. Để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước mà tiếp tục sử dụng quỹ Bình ổn giá và các biện pháp tài chính khác để ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Hiện giá xăng dầu thế giới tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao; trong khi, quỹ Bình ổn giá xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã hết; giá trong nước thấp hơn giá của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam từ 2.000 đồng/lít đến trên 5.000 đồng/lít dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn ra rất phức tạp. Chính phủ đã quyết định tăng giá bán từ ngày 28 tháng 3 năm 2013, theo đó, giá xăng tăng tối đa 1.430 đồng/lít, dầu diesel tăng 362 đồng/lít, dầu hỏa tăng 480 đồng/lít, và dầu madut tăng 807 đồng/kg. Ước lượng xăng dầu nhập khẩu tháng 3 năm 2013 đạt 600 nghìn tấn, tương đương 584 triệu USD, tăng 23% so với tháng trước. Lượng nhập khẩu 3 tháng năm 2013 đạt 1.577 nghìn tấn, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2012. Lượng dầu thô xuất khẩu tháng 3 ước đạt 780 nghìn tấn, tương đương 670 triệu USD, tăng 22,5% so với tháng trước. Quý I năm 2013 xuất khẩu dầu thô đạt 2.117 nghìn tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Liên quan đến câu hỏi: “việc tăng giá xăng dầu có được thông báo trước hay không?”, ông Quyền khẳng định: “Hiện nay các quy định về việc báo cáo điều chỉnh tăng giảm giá, tài liệu các cơ quan trao đổi đều là tài liệu mật để tránh tình trạng chúng ta càng công khai thông tin bao nhiêu thì một số cá nhân đã lợi dụng bấy nhiêu để làm rúng động thị trường, gom hàng, đầu cơ, tạo sự khan hiếm”.

Về việc sửa đổi Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu của Chính phủ, ông Võ Văn Quyền cũng cho biết, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo về việc Bộ Công Thương phải trình Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 84 chậm nhất trước ngày 30/6/2013. Hiện tại, Bộ Công Thương đã tiến hành lập ban soạn thảo, tổ biên tập khảo sát, chuẩn bị những thủ tục, chỉ đạo và tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, báo chí, lấy ý kiến trên website của Bộ nhằm mục đích, khi Nghị định mới ra đời sẽ minh bạch hơn và công khai hơn thị trường xăng dầu.

Đảm bảo cung ứng điện ổn định cho sản xuất

Theo ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, tính đến ngày 01/04, lượng điện sản xuất toàn hệ thống điện quốc gia là 29,9824 kWh tăng 10,42% so với cùng kỳ. Trong 3 tháng đầu năm, về cơ bản tình hình cung ứng điện đáp ứng đầy đủ cho tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo dự kiến trong tháng 4 đến tháng 6, sản lượng điện của toàn hệ thống là 34,35 tỷ kWh tăng 11% so với cùng kỳ năm 2012. Cũng theo tính toán của Tập đoàn điện lực Việt Nam, trong 3 tháng tới tình hình cung ứng điện cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh tế và sinh hoạt. Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí phải đảm bảo ổn định, vận hành tin cậy liên tục và xác định thời điểm phù hợp, nếu cần thì sẽ huy động các nguồn chạy dầu để đáp ứng đủ điện. Về câu hỏi “Trong thời gian tới, liệu sẽ có việc điều chỉnh giá điện hay không?”, ông Cường khẳng định: “Ít nhất trong tháng 4, Bộ Công thương chưa nhận được đề xuất nào của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc điều chỉnh giá điện”.

Tiếp tục triển khai quyết liệt Nghị quyết số 01/NQ-CP

Tổng kết buổi họp báo, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đề nghị các doanh nghiệp, các Sở Công Thương và các đơn vị trực thuộc Bộ cần tiếp tục triển khai một cách quyết liệt hơn các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; cụ thể là triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động của Bộ Công Thương tại Quyết định số 320/QĐ-BCT ngày 17 tháng 01 năm 2013 và Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 17 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ:

Về sản xuất công nghiệp: Rà soát, hoàn thiện quy hoạch các ngành, lĩnh vực, tập trung giám sát chặt chẽ tiến độ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm chậm tiến độ và các dự án có khả năng hoàn thành trong năm; Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần tích cực phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các nhà sản xuất điện khác nhằm huy động tối đa công suất các nhà máy điện để đáp ứng tối đa cho nhu cầu phụ tải điện trong mùa khô; Các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động cải tiến công nghệ, tăng cường quản lý, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu (đối với hoạt động sản xuất) và các máy móc thiết bị (đối với các dự án đầu tư) đã sản xuất được trong nước để giảm chi phí, hạ giá thành và tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh; Tiếp tục theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành, phối hợp tốt với các Hiệp hội trong việc tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giảm lượng tồn kho, tiếp cận tín dụng... để khôi phục sản xuất.

Về xuất nhập khẩu: Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, không để lệ thuộc quá lớn vào một thị trường. Triển khai thực hiện tốt Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 1 nhằm tìm kiếm, mở rộng, khai thông thị trường đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản và các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu. Phổ biến kịp thời thông tin thị trường; sớm phát hiện và có biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật'; Theo dõi sát sao, cập nhật tình hình diễn biến giá cả, tiến độ xuất khẩu các mặt hàng, những biến động của thị trường thế giới để kịp thời có các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thực hiện tốt việc mua tạm trữ hàng hoá để giữ giá xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, đáo hạn ngân hàng...góp phần thúc đẩy xuất khẩu; Tiếp tục phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng (Dệt may, đồ gỗ, cà phê, gạo, thủy sản) và các doanh nghiệp để thực hiện các biện pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kịp thời nắm bắt thông tin, tình hình, kiến nghị từ các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp để có hướng giải quyết;Ưu tiên cấp tín dụng, bảo đảm đủ vốn cho nông dân và doanh nghiệp mua gom nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa ngoại tệ trong giao dịch. Có quy chế để ngân hàng thương mại bảo đảm lãi suất cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu vay theo quy định, không phát sinh thêm chi phí; Tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại tự do để tạo thị trường cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam: Hiệp định TPP, Hiệp định Việt Nam - EU, Hiệp định Việt Nam - EFTA, Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc và Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên Minh thuế quan gồm Nga, Belarus và Cazakhstan.

Kiểm soát nhập khẩu: Tiếp tục triển khai thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép trong nước đã sản xuất được, một số mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu để góp phần quản lý nhập khẩu, tăng cường tiêu thụ sản phẩm trong nước; Tiếp tục tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan để ngăn chặn gian lận thương mại và trốn thuế thông qua việc tiếp tục triển khai Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07 tháng 9 năm 2012 và đẩy mạnh thông tin tới doanh nghiệp vể Thông tư số 05/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 18 tháng 02 năm 2013 quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất một số mặt hàng sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 4 năm 2013; Đối với kinh tế biên mậu: Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để một mặt thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, một mặt kiểm soát chặt chẽ lượng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia láng giềng, trong đó chú trọng về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng; Tăng cường công tác hậu kiểm về chất lượng, an toàn vệ sinh đối với sản phẩm nhập khẩu và lưu thông theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn; thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng và tạo hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, kiểm soát việc nhập nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, v.v...

Về Thị trường nội địa: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng thiết yếu; đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện quy định về đăng ký giá, kê khai giá và việc chấp hành theo quy định của pháp luật về quản lý giá; Tiếp tục tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Rà soát và gia tăng các chế tài xử phạt đối với các hành vi gian lận thương mại; đầu cơ; sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến lĩnh vực thương mại, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, thị trường miền núi, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, đổi mới hệ thống thu mua, tiêu thụ, đưa hàng hóa về nông thôn, vùng biên giới, hải đảo... nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển hệ thống đại lý phân phối tại các tỉnh, thành phố; chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối trong việc tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để đưa hàng hóa tới vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, thông tin kịp thời chủ trương, chính sách của Nhà nước, thông tin chính xác diễn biến thị trường đến người tiêu dùng, nhằm tạo sự đồng thuận, hưởng ứng và tham gia tích cực của nhân dân cùng các cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát giá cả, không để thông tin sai lệch gây hoang mang, tạo tâm lý bất ổn trong nhân dân.

Về đầu tư xây dựng: Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty và các đơn vị thuộc Bộ tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo để hoàn thành các dự án phải hoàn thành trong năm 2013, góp phần huy động thêm công suất, nhất là các dự án nguồn, lưới điện; Nghiên cứu các hình thức huy động vốn, kể cả phát hành trái phiếu công trình cho những dự án đang chưa thu xếp được vốn; Tổ chức giao ban, điều hành định kỳ hàng tháng với các công trình, dự án trọng điểm của ngành, của đơn vị; Tăng cường năng lực quản lý và điều hành dự án của các Ban quản lý, cơ quan tư vấn để giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư.

Nguồn: moit. gov .vn

Hội nghị xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội vùng Tây Bắc năm 2013

Sáng 3/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với UBND tỉnh Tuyên Quang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội vùng Tây Bắc năm 2013.

Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Nguyễn Sáng Vang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII của tỉnh; Bùi Thanh Thu, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Hoàng Bình Quân, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Vương Đình Huệ, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Hữu Hoan, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chẩu Văn Lâm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại Trung ương, doanh nghiệp trong nước, các tỉnh vùng Tây Bắc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, tổ chức Jaica (Nhật Bản) và một số tổ chức nước ngoài.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Hội nghị hôm nay là cơ hội tốt để giới thiệu, trao đổi, nắm bắt các tiềm năng, lợi thế của vùng, tiếp cận các dự án trọng điểm đang ưu tiên thu hút đầu tư, những cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực. Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu dự hội nghị cần tập trung thảo luận vào các lĩnh vực quan trọng như: Đầu tư khai thác thế mạnh sản xuất nông lâm nghiệp ở các tiểu vùng, đầu tư phát triển công nghệ cao, chăn nuôi đàn gia súc, nuôi trồng thủy sản. Phát triển dịch vụ du lịch, khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử trên địa bàn Tây Bắc; Phát huy thế mạnh kinh tế cửa khẩu. Khai thác chế biên khoáng sản, vật liệu xây dựng, phát triển thủy lợi vừa và nhỏ gắn với thủy điện theo quy hoạch; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và các cơ sở sản xuất kinh doanh dọc các tuyến giao thông trọng điểm. Đồng chí cũng nhấn mạnh, các đại biểu cần thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách phát triển.

Phát biểu chào mừng tại hội nghị Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Sáng Vang khẳng định, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang rất vui mừng, phấn khởi được Ban Chỉ đạo Tây Bắc chọn làm nơi đăng cai tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội vùng Tây Bắc năm 2013. Hội nghị này là dịp để các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, các tổ chức trong nước và quốc tế cùng chia sẻ, chung tay làm giảm bớt những khó khăn của nhân dân Tuyên Quang nói riêng và các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng Tuyên Quang lại có rất nhiều tiềm năng phát triển... để phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, Tuyên Quang đã tập trung hoàn thành các quy hoạch, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng thúc đẩy kinh tế phát triển. Đồng chí cũng nhấn mạnh, tỉnh Tuyên Quang luôn mong muốn mời gọi các nhà đầu tư vào phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng tại tỉnh; đồng thời khẳng định và cam kết tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất để các nhà đầu tư thực hiện các chương trình, dự án đạt hiệu quả cao nhất. Tỉnh cam kết sẽ quản lý, sử dụng nguồn vốn các chương trình, dự án an sinh xã hội đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả để đáp lại tình cảm, sự tri ân của các nhà tài trợ, các nhà đầu tư, các tổ chức trong nước và quốc tế đối với nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội vùng Tây Bắc đã nêu, trong những năm qua, phát huy cao độ nội lực trong vùng, gia tăng đầu tư và hỗ trợ của Trung ương, thu hút mạnh nguồn lực từ các vùng khác và các nguồn tài trợ quốc tế, kinh tế các tỉnh trong vùng Tây Bắc phát triển khá nhanh, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm qua các tỉnh đều có tăng trường GDP từ năm 2005-2008 đạt 11,7%, năm 2009, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng GDP toàn vùng vẫn đạt 9,38%, năm 2010 đạt 12,55%, năm 2011 đạt 10,33%. Trong năm 2012, GDP toàn vùng đạt 9,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/năm (tăng 2,45 triệu đồng so với năm 2011). Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2012 đạt 92.012 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước đạt 32.690 tỷ đồng (chiếm 34%), vốn tín dụng đầu tư đạt 5.840 tỷ đồng, vốn của các doanh nghiệp nhà nước đạt 10.466 tỷ đồng, vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.415 tỷ đồng, vốn khu vực dân cư và thành phần kinh tế khác đạt 40.601 tỷ đồng. Định hướng thu hút đầu tư phát triển vùng Tây Bắc trong thời gian tới cần tập trung thu hút các dự án đầu tư trọng điểm của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các dự án cần chú trọng đến mục tiêu liên kết vùng, gắn kết từ cơ sở chế biến đến vùng nguyên liệu cũng như nguồn lao động địa phương. Báo cáo cũng chỉ ra một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội của vùng như: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; sửa đổi bổ sung quy chế, chính sách đã ban hành, đồng thời xây dựng một số cơ chế, chính sách mới; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa xã hội, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; tăng cường bảo vệ môi trường, khai thác các nguồn tài nguyên theo hướng bền vững; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh.

Hội nghị đã được nghe phát biểu của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về tín dụng đầu tư và công tác an sinh xã hội vùng Tây Bắc; phát biểu của Giám đốc ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Tại hội nghị cũng đã diễn ra lễ ký cam kết hợp tác và trao 26 giấy chứng nhận đầu tư với tổng trị giá trên 10.600 tỷ đồng, trong đó tỉnh ta có 6 dự án đầu tư với tổng trị giá 745 tỷ đồng. Ngành ngân hàng cũng thực hiện ký kết 14 hợp đồng đầu tư vốn tín dụng cho các dự án với số tiền cam kết tài trợ lên tới 19.378 tỷ đồng và 35 triệu USD. Các nhà hảo tâm trong và ngoài nước cũng đã tài trợ 543,6 tỷ đồng phục vụ công tác an sinh xã hội trên địa bàn Tây Bắc.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị sau hội nghị này các bộ, ngành và các tỉnh vùng Tây Bắc tiếp thu ý kiến của đại biểu tập trung thực hiện tốt một số công việc trọng tâm sau: Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020, làm cơ sở hoàn thiện quy hoạch ngành, quy hoạch các tỉnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn hỗ trợ các tỉnh xây dựng và triển khai các chương trình, dự án phát triển vùng chuyên canh tập trrung gắn với lợi thế các tiểu vùng và với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương chuẩn bị hoạt động đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông trọng điểm; đề xuất các dự án do Bộ quản lý. Đầu tư theo hình thức PPP. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẩn trương tổng hợp các nhu cầu an sinh xã hội vùng Tây Bắc, đặc biệt là xóa nhà dột nát, kiên cố hóa trường lớp học, nhà học sinh bán trú, nâng cấp trạm y tế xã, trung tâm ý tế huyện... Tổng kết thực hiện các chương trình an sinh xã hội thời gian qua để giai đoạn toái làm tốt hơn. Vận động các nhà tài trợ tham gia công tác an sinh xã hội trên địa bàn Tây Bắc. Các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính theo chức năng nhiệm vụ tích cực giải quyết những vướng mắc liên quan đến đất đai, quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác nguồn vốn đầu tư, tài trợ xúc tiến đầu tư đối với vùng Tây Bắc. Đại học Quốc gia cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khoa học công nghệ ở trung ương và địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc. UBND các tỉnh vùng Tây Bắc cần hoàn thiện công tác quy hoạch tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhất là cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thuận lợi, thông thoáng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp; đảm bảo công khai, minh bạch. Vận dụng sáng tạo các chủ trương, cơ chế, chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đối với địa bàn trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, các khu, cụm công nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối với các dự án có yêu cầu triền khai trên địa bàn nhiều tỉnh cần chủ động phối hợp để giải quyết kịp thời các vướng mắc, báo cáo Chính phủ, các bộ, ngành. Đồng chí nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đưa vùng Tây Bắc sớm ngang tầm với tiềm năng, thế mạnh và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.

 
Nguồn: Cổng TTĐT Tuyên Quang

Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Dương quý I/2013 tăng 9,1%

Bên cạnh những khó khăn vẫn còn tồn tại, quý I năm 2013, nền kinh tế thế giới nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã có dấu hiệu khởi sắc, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện có xu hướng thuận lợi hơn. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

Tỷ giá và lạm phát đã ổn định, lãi suất ngân hàng giảm so với cùng kỳ (hiện đang ở mức 12,5 - 13%/ năm), giá nguyên vật liệu ổn định. Các thị trường có dấu hiệu phục hồi, như thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, v.v… đặc biệt thị trường Nhật Bản mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nổ lực trong việc tìm kiếm thị trường mới; lực lượng lao động ổn định, tỷ lệ công nhân quay trở lại làm việc sau Tết tương đối cao (đạt tỷ lệ 80 - 95%). Hầu hết các doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý II năm 2013, riêng các doanh nghiệp lớn đã có đơn hàng đến cuối năm (Công ty TNHH Nam Bình, Công ty TNHH Minh Long I, Công ty TNHH một thành viên May mặc Bình Dương, Công ty CP Sáng Ban Mai, v.v...). Doanh thu của các doanh nghiệp tăng khá so với cùng kỳ. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước ước tăng 23%, trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 0,4%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 32,4%, trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 32,2%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 21,2%, trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 31,2%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2013 ước tăng 5,9% so với cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, và điều hòa không khí tăng 13,5%; ngành công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,0%; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9%; ngành khai khoáng tăng 4,5%.

Theo loại hình kinh tế: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I năm 2013 ước thực hiện 29.906,0 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ, đạt 18,2% so với kế hoạch năm. Trong đó: khu vực kinh tế trong nước ước thực hiện 9.544,7 tỷ đồng, tăng 7%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 20.361,3 tỷ đồng, tăng 10,1%.

Theo ngành công nghiệp: tăng cao nhất tại ngành công nghiệp chế biến (29.609 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ); ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (60 tỷ đồng, tăng 5,4%); tăng thấp nhất tại ngành công nghiệp khai thác ( 237 tỷ đồng, tăng 3,2%).

Theo giá so sánh năm 2010: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I năm 2013 ước thực hiện 72.545 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Trong đó: công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 1.840 tỷ đồng, tăng 31,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo 70.350 tỷ đồng, tăng 9,3%; công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 165 tỷ đồng, giảm 8%; công nghiệp khai khoáng 190 tỷ đồng, giảm 17,6%.

Trong quý, các mặt hàng sản xuất chủ yếu của tỉnh có sản lượng tăng cao như sắt thép (+38,5%); giày dép thể thao (+35%); xà phòng (+31,4%); sản phẩm bằng cao su, plastic (+20,3%; quần áo người lớn (+14,5%), v.v... Bên cạnh đó, có một số mặt hàng giảm mạnh như quạt điện (-59,5%); thuốc diệt cỏ (-23,8%); thuốc trừ sâu (-22,6%); thức ăn gia súc (-22,5%); v.v...

Riêng tháng 3/2013, tình hình sản xuất công nghiệp tháng tăng cao, tất cả các mặt hàng sản xuất chủ yếu của tỉnh đều tăng so với tháng trước là do các doanh nghiệp đã trở lại sản xuất kinh doanh bình thường và tháng 02/2013 sản xuất công nghiệp đạt các kết quả khá thấp do có thời gian nghỉ Tết nguyên đán dài.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3/2013 ước tăng 55,4% so với tháng trước

Theo loại hình kinh tế: Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 3 năm 2013 ước thực hiện 10.276 tỷ đồng, tăng 27,2% so với tháng trước. Theo giá so sánh năm 2010: Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 3 năm 2013 ước thực hiện 26.373 tỷ đồng, tăng 47,9% so với tháng trước.

Với những dấu hiệu khả quan về tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trong quý I/2013 sẽ là một khởi đầu thuận lợi để các doanh nghiệp nói riêng cũng như ngành Công Thương nói chung hoàn thành kế hoạch năm 2013.

 
Sở Công Thương tỉnh Bình Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét