Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

quạt công nghiệp bán ở tại huyện củ chi , mua quat cong nghiep huyen cu chi báo giá rẻ

Khai mạc Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2013

Ngày 19/3/2013, tại TP. Long Xuyên (An Giang), Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2013 đã chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, ông Huỳnh Thế Năng - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh An Giang.

Về phía đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, đại diện là bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trưởng trong nước, còn về phía đại diện cho Sở Công Thương địa phương là bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giảm đốc Sở Công Thương An Giang và ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ.

Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 19 – 25/3 với Chủ đề “Phát triển vững chắc mạng lưới phân phối và đẩy mạnh truyền thông cho hàng Việt”. Đây là hội chợ lần thứ 13 được tổ chức ở nơi được xem là “vựa lúa” của Đồng bằng Sông Cửu Long và là trung tâm cá basa, cá tra của cả nước. Hội chợ thu hút hơn 400 gian hàng được thiết kế công phu của gần 200 doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Hội chợ năm nay trùng vào mùa thu hoạch lúa vụ Đông Xuân cũng là mùa lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Châu Đốc nên thu hút rất nhiều người tiêu dùng địa phương và khách du lịch. Trong ngày khai hội đã có hơn ba vạn lượt khách tham quan. Số khách đông đảo gấp rưỡi kỳ hội chợ năm trước và doanh số của các doanh nghiệp cũng tăng đáng kể. Dự kiến hội chợ sẽ đón 250.000 luợt khách.

Trong khuôn khổ hội chợ, Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp BSA cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú. Nổi bật là hoạt động kết nối giữa 50 tiểu thương Câu lạc bộ Người bán hàng số 1 của TP.HCM và hơn 180 tiểu thương hai tỉnh An Giang, Vĩnh Long. Bên cạnh đó, cuộc gặp gỡ giữa 70 nhà phân phối lớn nhất của An Giang, Cần Thơ với ba diễn giả là hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE Giản Tư Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Unilever Việt Nam Nguyễn Anh Nguyên và Tổng Giám đốc Vissan Văn Đức Mười. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh đã đến dự, lắng nghe ý kiến các nhà phân phối và trao giấy biểu dương đóng góp của các nhà phân phối vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh: Năm 2012, mặc dù còn khó khăn do kinh tế thế giới khủng hoảng nhưng nhờ sự chỉ đạo đồng bộ, kịp thời của Đảng và Nhà nước, cùng sự phối hợp hiệu quả, tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, các Hội, Hiệp hội, đặc biệt nhờ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được toàn thể nhân dân Việt Nam hưởng ứng, thị trường trong nước đã giữ được tăng trưởng, cung - cầu các hàng hoá thiết yếu được đảm bảo. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2012 đạt 2.324 nghìn tỷ đồng, tăng 16,0% so với năm 2011. Xu hướng tiêu dùng ”Người Việt Nam ưu tiên tiêu dùng Việt Nam” ngày càng được củng cố, với tỷ lệ ấn tượng 71% người tiêu dùng tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao.

Đây đồng thời là minh chứng rõ ràng nhất: thương mại nội địa đã thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho hàng hóa Việt Nam, thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã cùng các Sở, ban ngành tại các địa phương đã liên tiếp tổ chức các chương trình “kết nối cung cầu” giữa các nhà sản xuất Việt Nam với hệ thống phân phối, từ hiện đại tới truyền thống trên khắp cả nước. Qua những cuộc kết nối này, nhiều giá trị mới đã được hình thành như: doanh nghiệp Việt bán được nhiều hàng hơn, một số chuỗi cung ứng hàng hóa Việt bền vững đã được thiết lập và phát triển, người tiêu dùng được phục vụ hàng hoá với chất lượng tốt và đa dạng hơn, sức cạnh tranh của hàng Việt được thiết thực nâng cao, v.v...

Phong trào kết nối sản xuất – phân phối đã có sức lan toả mạnh mẽ, được nhiều địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, An Giang và một số tỉnh miền Trung, miền Đông Nam Bộ, v.v... hưởng ứng và tiếp tục triển khai sâu rộng, với nhiều hình thức đa dạng như “Tung gói hàng Tết bằng hàng Việt”, “Kết nối đưa hàng đặc sản địa phương vào hệ thống phân phối toàn quốc”, ”Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống bán hàng bình ổn”, v.v... Qua đây, các đơn vị quản lý nhà nước ngành công thương và các Hội, Hiệp hội ngành hàng, ngành nghề đã chứng tỏ vai trò đầu mối rất quan trọng và hiệu quả để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm được các hợp tác mới, liên kết với nhau ngày càng chặt chẽ hơn, cùng tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh sức mua chung của xã hội đang có chiều hướng giảm sút do tín dụng bị thắt chặt.


Nhân dịp này, Ban tổ chức cũng đã tổng kết 1 chặng đường 6 năm của các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, cơ sở đặc sản làng nghề của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nổi bật nhất là những cơ sở đặc sản làng nghề của tỉnh An Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Các cơ sở đặc sản làng nghề này đã mang được nhiều sản phẩm truyền thống vào hệ thống siêu thị trên cả nước. Trong đó, đặc sản Chả hoa của cơ sở Năm Thụy, đường thốt nốt Thảo Hương, nước mắm Đỉnh Hương, v.v…Đặc biệt, bột bần Tư Cúc và bánh tét Hai Lý đạt được doanh số rất lớn tại siêu thị, kể cả xuất khẩu ra các thị trường quốc tế.

 
Vụ Thị trường trong nước

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tiếp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Nông nghiệp Mông Cổ Kh.Battulga

Ngày 18/03/2013, tại Bộ Công Thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã tiếp thân mật Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Nông nghiệp Mông Cổ Kh.Battulga nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, hai Bộ trưởng đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, xã hội, phát triển kinh tế nói chung của hai quốc gia. Hai Bộ trưởng nhất trí mở rộng sự hợp tác trong tất cả các ngành của hai nước nhằm phù hợp với lợi ích chung và mong muốn của nhân dân hai nước.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Nông nghiệp Mông Cổ Kh.Battulga nhận định, Việt Nam và Mông Cổ đều có tiềm năng, điều kiện để mở rộng và phát triển hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Những năm vừa qua, hai bên đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể để phát triển hợp tác thương mại - kinh tế nhưng do sự xa xôi về địa lý nên doanh nghiệp hai bên thiếu sự phối kết hợp hoạt động, dẫn đến trao đổi xuất nhập khẩu của hai nước chưa đạt như mong muốn. Trao đổi thương mại hai nước năm 2011 đạt 18,8 triệu USD thì đến năm 2012 vừa qua chỉ đạt 18,5 triệu USD.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, Việt Nam và Mông Cổ là nước phát triển về nông nghiệp nhưng đều có thế mạnh riêng biệt, hai bên cần đẩy mạnh tăng cường hợp tác nhiều hơn nữa trong lĩnh vực này. Việt Nam cung ứng cho Mông Cổ các mặt hàng như gạo, hoa quả, chè, đường, thủy hải sản, v.v… Ngược lại, phía Mông Cổ sẽ cung cấp các sản phẩm thịt, gia súc, da thuộc, len, v.v… Bên cạnh đó, Việt Nam và Mông Cổ cũng có thể trao đổi thêm về lĩnh vực phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp cơ khí chế tạo nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và tạo ra lợi ích chung của hai nước.

Hai Bộ trưởng cũng nhất trí các biện pháp để giải quyết những vướng mắc nhằm tăng kim ngạch thương mại hai chiều trong thời gian tới trong đó nhấn mạnh đặc biệt đến biện pháp quan tâm lựa chọn những dự án cùng các giải pháp khả thi cũng như những hình thức hợp tác thích hợp, tăng cường các đoàn thăm viếng và giao lưu, tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại giữa hai nước, v.v…

Cuối cùng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bày tỏ sự tin tưởng những nội dung đạt được tại Kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ sẽ giúp thúc đẩy và tăng cường mạnh mẽ sự hợp tác về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Đồng thời, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chúc Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Nông nghiệp Mông Cổ Kh.Battulga có chuyến thăm và làm việc thành công tốt đẹp tại Việt Nam.

 
Trung tâm Tin học (moit. gov.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét