Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

quạt công nghiệp bán ở tại quận q. bình thạnh , mua quat cong nghiep quan q. binh thanh báo giá rẻ

Thái Bình: Lễ phát động “Doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất kinh doanh năm 2013”

Sáng 18/2/2013, tại Trung tâm huyện Tiền Hải, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ phát động “Doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất kinh doanh năm 2013”.

Đến dự có đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí Phạm Văn Sinh - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, thường trực HĐND, UBND; đ/c Vũ Ngọc Khiếu - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương, lãnh đạo phòng ban Sở Công Thương cùng đại diện các doanh nghiệp và công nhân lao động trong tỉnh.

Phát biểu tại Lễ phát động, đồng chí Phạm Văn Sinh - Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương các doanh nghiệp trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2012. Tổng sản phẩm (GDP) đạt trên 13.500 tỷ đồng, tăng 7,82% so với năm 2011, bình quân GDP đầu người đạt 24,8 triệu đồng. Với mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP từ 10% trở lên trong năm 2013 đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội với các giải pháp cụ thể trong từng lĩnh vực.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp cần có các giải pháp cụ thể để cải thiện điều kiện làm việc và xây dựng tác phong công nghiệp cho công nhân lao động; phát động phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đồng thời cùng chung sức với các địa phương trong xây dựng nông thôn mới.
Cũng trong buổi Lễ phát động, lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình cũng đã nhiệt liệt biểu dương những cố gắng vượt bậc và những thành tích rất đáng trân trọng của các Doanh nghiệp, Doanh nhân trong tỉnh.

Lễ phát động “Doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất kinh doanh năm 2013” đúng vào ngày ra quân đầu năm Quý Tỵ thể hiện sự đánh giá cao vai trò và tách nhiệm của Doanh nghiệp và đội ngũ Doanh nhân trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2013. Mặc dù trước mắt còn nhiều khó khăn thửi thách. Nhưng chúng ta tin tưởng rằng, với những đổi mới về chính sách vĩ mô và phương pháp điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành Trung ương; sự tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban ngành, huyện, thành phố trong tỉnh, chắc chắn cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà sẽ nhận được nhiều thuận lợi, đặc biệt là Nghị quyết số 09 của Bộ chính trị sẽ đem đến cho cộng đồng Doanh nghiệp một luồng sinh khí mới, một sự động viên to lớn về tinh thần để vượt qua khó khăn trong năm 2013.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh cũng đã nhấn mạnh thi đua là biện pháp tốt nhất để khích lệ tinh thần hăng hái lao động, sản xuất và công tác, là đòn bẩy, là chìa khoá để khai thác tiềm năng của các đơn vị và của người lao động. Tổ chức Công đoàn trong nhiều năm qua luôn đi đầu trong việc phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong khối CNVCLĐ và ở những đơn vị sản xuất kinh doanh. Lễ phát động “ Doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất kinh doanh năm 2013” do UBND tỉnh tổ chức ngay trong ngày đầu xuân này là tín hiệu tốt đẹp của các phong trào thi đua trong các cấp, các ngành, đặc biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh.

 

Sở Công Thương Tỉnh Thái Bình 

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

  Thực hiện Quyết định số 651/QĐ-BCT ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương về việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ngày 22/02/2013, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Công Thương đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã chủ trì Hội nghị.
 Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh: việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần đáp ứng các yêu cầu: tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ ta đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 về phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Thể chế hóa kịp thời những quan điểm, chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng; Hoàn thiện kỹ thuật lập hiến, bảo đảm để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản, có tính ổn định, lâu dài.
Hội nghị đã theo dõi Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên trình bày về các nội dung cơ bản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo đó, các nội dung cụ thể của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bao gồm: Lời nói đầu, Chế độ chính trị (Chương I), Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II), Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III), Bảo vệ Tổ quốc (Chương IV), Về bộ máy nhà nước, Về Quốc hội (Chương V), Về Chủ tịch nước (Chương VI), Về Chính phủ (Chương VII), Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (Chương VIII), Về chính quyền địa phương (Chương IX), Về Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước (Chương X), Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp (Chương XI).
Hiến pháp năm 1992 có 12 chương, 147 điều. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có 11 chương, 124 điều. So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo giảm 1 chương, 23 điều, giữ nguyên 14 điều, sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ sung 11 điều mới. Để bảo đảm tính ổn định lâu dài của Hiến pháp và nâng cao chất lượng kỹ thuật lập hiến, Dự thảo đã có một số thay đổi về mặt kế cấu, cụ thể là:
Chương I được xây dựng trên cơ sở viết gọn lại tên Chương I của Hiến pháp năm 1992 thành “Chế độ chính trị” và đưa các quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh của Chương XI của Hiến pháp năm 1992 vào Chương I vì đây là những nội dung quan trọng gắn liền với chế độ chính trị của quốc gia.
Dự thảo Chương II được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp năm 1992 thành Chương: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” để khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp.
Chương III được xây dựng trên cơ sở lồng ghép Chương II: Chế độ kinh tế và Chương III: Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của Hiến pháp năm 1992 thành Chương: “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường”, nhằm thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.
Chương VIII được đổi vị trí từ Chương X: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân của Hiến pháp năm 1992 thành Chương: “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân” để thể hiện sự gắn kết giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Chương IX “Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” của Hiến pháp năm 1992 được đổi tên thành Chương: “Chính quyền địa phương” để làm rõ hơn tính chất của hệ thống cơ quan ở địa phương trong mối quan hệ với trung ương, thể hiện tính gắn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong chỉnh thể của chính quyền địa phương. Mặt khác, nội hàm của Chương này không chỉ quy định về Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, mà còn quy định về việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với Mặt trận và các đoàn thể xã hội ở địa phương.
Chương X là chương mới quy định về các thiết chế hiến định độc lập gồm Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
Dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, các đại biểu đã bày tỏ ý kiến đồng tình với nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đồng thời tập trung đóng góp ý kiến về các vấn đề: lời nói đầu, chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, vai trò của nền kinh tế, xã hội, bảo vệ Tổ quốc, tính chất của công đoàn, quyền phủ quyết của nhân dân, phân tích, bổ sung và điều chỉnh một số điều, v.v…
Ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng, Hội nghị tổ chức lấy ý kiến đã thể hiện được ý chí, nguyện vọng, sự chủ động đóng góp của các tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân đối với quá trình sửa đổi Hiến pháp. Trong đó, có vai trò quan trọng, sự chung tay của các tổ chức thành viên, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để phát huy cao nhất ý chí, tâm huyết của toàn dân; lắng nghe ý kiến rộng rãi của toàn thể nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng này. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Moit .gov.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét